Mã và thông tin trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

 Trường Đại học, Học Viện, Cao đẳng tại Hà Nội
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Ký hiệu:        NVH

Loại hình:         Công lập

Địa chỉ:        Số 77 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa

Điện thoại:         04 38517093

Website:         www.vnam.edu.vn

I. Thông tin chung

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

·         Hồ sơ bắt buộc gồm:

o    Phiếu đăng ký dự thi năm 2020 (Thí sinh nộp cả Phiếu số 1 và 2 của mỗi hệ).

o    Bản sao có công chứng Bằng tốt nghiệp và học bạ văn hóa (phiếu điểm hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh thi Đại học năm 2020).

o    Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

o    Bản sao Giấy khai sinh.

o    02 ảnh chân dung cỡ 3×4 (chụp trong vòng 06 tháng trở về đây).

·         Nhận hồ sơ từ ngày: 08/06/2020 đến 18/07/2020; hoặc chuyển phát nhanh theo địa chỉ trên qua đường bưu điện (hạn cuối trên tem thư là: 15/07/2020). Lưu ý: Không nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh qua các sở GD&ĐT.

·         Nộp trực tiếp tại: Phòng tuyển sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

·         Thí sinh nhận phiếu thi tại phòng tuyển sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vào ngày 29 và 30/07/2020.

·         Lệ phí thi:

o    Lệ phí dự thi : 600.000đ.

o    Lệ phí xét tuyển môn Văn: 30.000đ.

o    Lệ phí xét tuyển thẳng: 30.000đ.

2. Đối tượng tuyển sinh

·         Đối tượng dự tuyển nằm trong Quy chế tuyển sinh 2020 do Bộ GD&ĐT ban hành.

·         Điều kiện dự tuyển: Thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT, THBT hoặc TCCN.

3. Phạm vi tuyển sinh

·         Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

a. Phương thức xét tuyển:

·         Xét tuyển đối với các thí sinh đủ điều kiện được tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT ban hành.

·         Xét tuyển căn cứ kết quả học tập của thí sinh đã tốt nghiệp hệ Trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Hội đồng tuyển sinh năm 2020 của Học viện ANQGVN sẽ quyết định cụ thể các tiêu chí.

·         Chỉ tiêu xét tuyển không quá 15%/ tổng chỉ tiêu.

b. Phương thức thi kết hợp xét tuyển môn Ngữ văn:

– Các môn thi thi tuyển gồm:

·         Môn kiến thức cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp.

·         Môn kiến thức cơ sở: Chuyên ngành dự thi.

– Môn xét tuyển (đối với tất cả các chuyên ngành):

Môn Văn từ 5.0 điểm trở lên theo quy định áp dụng với khối các trường VHNT, thí sinh lựa chọn đăng ký xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau:

·         Điểm trung bình chung môn Văn theo học bạ của 03 năm học THPT, THBT hoặc 03 năm học cuối của chương trình văn hoá hệ TCCN.

·         Điểm thi môn Văn trong kỳ thi THPT, THBT Quốc gia.

·         Điểm Văn là điểm điều kiện xét tuyển, không tính vào tổng điểm tuyển sinh.

5. Học phí

·         Học phí năm 2019 – 2020 của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đối với hệ đại học chính quy: 10.600.000vnd/sinh viên/năm học.

II. Các ngành tuyển sinh hệ đại học chính quy

Tổng chỉ tiêu: 150.

Ngành đào tạo

Môn thi

Âm nhạc học

1. Môn cơ sở: Chuyên ngành (viết tiểu luận).

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

+ Piano cơ bản.

Sáng tác

1. Môn cơ sở: Viết sáng tác.

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

+ Piano cơ bản.

Chỉ huy dàn nhạc

Chỉ huy hợp xướng

1. Môn cơ sở: Chỉ huy

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm)

+ Piano cơ bản.

Piano

1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

Thanh nhạc

1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

Nhạc cụ phương Tây: Violon; Viola; Cello; Contrebass; Flute; Obois; Clarinette; Fagott; Cor; Trompette; Trombone; Tuba; Gõ giao hưởng; Accordeon; Guitare; Phím điện tử (Electric Keyboard).

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

Nhạc Jazz: Piano jazz, Gõ jazz, Guitare jazz, Bass jazz, Saxophone jazz.

 

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

Nhạc cụ truyền thống: Bầu, Nhị, Sáo trúc, Nguyệt, Tỳ bà, Tranh, 36 dây.

 

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM