HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - MÔN : KPKH Đề tài: TÌM HIỂU, KHÁM PHÁ CƠ THỂ BÉ GỒM NHỮNG BỘ PHẬN NÀO?
HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔN : KPKH
Đề tài: TÌM HIỂU, KHÁM PHÁ CƠ THỂ BÉ GỒM NHỮNG BỘ PHẬN NÀO?
I/ Mục đích – Yêu cầu:
1.Kiến thức:
-Trẻ biết
tên gọi, chức năng của bộ phận của cơ thể bé và của các bạn
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phối hợp các kĩ năng để vẽ các bộ phận trên cơ thể bé, kĩ
năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ có chủ đích
3. Thái độ:
- Trẻ tập trung chú ý vào giờ học, tham gia tích cực
vào các họat động.
- Gíao giữ
gìn vệ sinh thân thể hàng ngày, ăn uống hợp vệ sinh.
II/Chuẩn bị:
1.Địa điểm:
- Phòng học sạch sẽ, thoáng
mát.
2.Đồ dùng:
* Cô:Tranh về các bộ phận cơ thể bé ,một số các bộ
phận rời để trẻ dán.
* Trẻ: Bút chì, bút màu đủcho trẻ.
3. Phương pháp:Quan sát, đàm thoại, luyện tập
4. Tích hợp:âm nhạc, lqvh
III.
Tiến hành
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ đọc
bài thơ Tâm sự của cái mũi” cô hỏi trẻ
-Bài thơ nói về cái
gì?
-Mũi dùng để làm
gì?
- Cô khái quát: Các
con ạ khi Bố Mẹ sinh ra con cái thì ai cũng có đầy đủ các bộ phận.Nếu không
may bị khiếm khuyết 1 trong các bộ phận đó thì họ trở thành người khuyết tật
rất khó khăn trong sinh hoạt, vì vậy chúng ta phải biết chia sẽ với những người
bị khuyết tật và các con phải biết bảo vệ cơ thể khỏe mạnh của mình nhé
- Để
biết rõ hơn các bộ phận trên cơ thể hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé
2. Hoạt động2: nhận thức
* Quan sát đàm thoại.
- Cô mời vài trẻ
lên giới thiệu về cơ thể mình có những bộ phận, chúng có những chức năng gì?
+ Cô gợi ý:
- Có những bộ phận
nào trên đầu em bé ?
- Chức năng của các
bộ phận đó như thế nào?
- Bây giờ các con
hãy nhắm mắt lại xem điều gì sẽ xảy ra? Trẻ đưa ra ý kiến.
- Các con ạ “Mắt
còn gọi là cơ quan thị giác”
- Còn tai bịt thật
chặt lại các con có nghe thấy cô nói không? Tai còn gọi là cơ quan gì? (thính giác)
- Nhờ mũi mà ta ngửi
được mùi thơm của nước hoa, mùi thơm của các món ăn, hương thơm của cánh đồng
lúa…
- Mũi còn gọi là cơ quan gì? Khứu giác.
- Cô cho trẻ nếm nước
tranh, nước muối.
- Nhờ đâu mà con biết
được ly nào là ly nước muối, nước tranh? Lưỡi, miệng
- Miệng và mũi là cơ quan gì? Vị giác.
- Cô nhấn mạnh : Đầu
là một phần rất quan trọng của cơ thể chúng ta, là những cơ quan nhậy cảm với
môi trường bên ngoài như : khứu giác, thị giác, vị giác, thính giác.
- Vậy làm thế nào để
đầu không bị đau? Đi ra ngoài phải đội mũ, khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Chúng ta phải làm
như thế nào để giữ cho đầu tóc luôn sạch sẽ?
- Vậy còn mình và tay chân gồm những bộ phận
nào ?
- Cô cho vài trẻ kể
- Con dùng gì để chạy
nhảy ? Dùng gì để cầm lược trải tóc ? Cầm chén ăn cơm ?
- Trên khắp cơ thể
chúng ta bao phủ 1 lớp da, da còn gọi là cơ quan xúc giác chính nhờ cơ quan
này mà khi ta chạm vào vật nóng thì sẽ sao nhỉ?
- Da ở tay,ở mặt,
lưng, bụng,…thì mỏng hơn còn da ở bàn chân thì dày hơn
* Cô mở rộng :
- GD
3. Hoạt động 3:
* Trò chơi 1: Gắn
thêm các bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt bé.
- Cách chơi: Thi đua 2 đội bật
qua chướng ngại vật lên gắn thêm các bộ phân còn thiếu, sau đó lớp kiểm tra đội
nào vẽ đúng và nhanh là thắng cuộc.
- Luật chơi: một lượt
chơi, một bạn chỉ được gắn một bộ phận, kết thúc nhạc là dừng cược chơi.
- Cô tổ chức chơi
trẻ chơi 2-3 lần.
* Trò chơi 2: ai nhanh hơn
Cô cho lớp ngồi vòng tròn sau đó cho một trẻ
đi vòng quanh khi đập vào bạn và nói “bạn” thì bạn đó phải nói tên được một bộ
phận trên cơ thể của mình.
- Cô tổ chức chơ trẻ
chơi 2-3 lần
4. HĐ 4: kết thúc
- Cô củng cố, nhận
xét hoạt động
- Cô tuyên dương trẻ
- Cô cho trẻ hát và vận động bài “Ồ sao bé không lắc” ra ngoài.
- Chuyển hoạt động.
|
Trẻ đọc
Trả lời
Lăng nghe
Quan sát
Lắng nghe
Trẻ lời
Quan sát
Lắng nghe
Trẻ lời
Quan sát
Lắng nghe
Trẻ lời
Quan sát
Lắng nghe
Trẻ lời
Quan sát
Lắng nghe
Trẻ lời
Lắng nghe cách
chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Lắng nghe cách chơi, luật chơi
- Chơi
hát
|