HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔN :LQVT
ĐỀ TÀI :NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 1 VÀ CHỮ SỐ 1.

I. Yêu cầu
1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết số lượng 1 và chữ số 1
- Biết lấy chữ số đặt tương ứng với số lượng đồ vật

2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng đọc số lượng 1 và chữ số 1
- Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1

3. Giáo dục:  
- Trẻ học ngoan và làm theo sự hướng dẫn của cô

II. Chuẩn bị

- Một số đồ chơi có số lượng 2

III. Phương pháp-biện pháp:

-         Đàm thoại, trực quan, làm mẫu, thực hành

IV. Nội dung tích hợp:

-         Âm nhạc

I. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1)Ổn định tổ chức:
Các con ơi! Hôm nay có rất đông các cô giáo tới dự với các con buổi học ngày hôm nay đấy!
Các con hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào.
À! Rất là ngoan, các con hãy nhẹ nhàng xúm xít quanh cô nào.
Các con ơi! Cô có một trò chơi muốn tặng cho các con đấy, các con có muốn chơi không nào?
Đó là trò chơi : “Năm ngón tay ngoan”.
Nào các con nhẹ nhàng giơ tay nào! Ôi bàn tay nào cũng đẹp, cũng xinh và đáng yêu. Chúng mình cùng chơi nhé!
“Tôi là anh Cả, béo trục béo tròn
Anh Hai chỉ đường, anh Ba cao nhất
Anh Tư hơi thấp, bé nhất là Út con”
Rất giỏi, cô Luận thưởng chúng mình một tràng pháo tay thật to.
2) Vào bài mới:
Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật:
Xin được chào mừng các bé đến với chương trình: “Ô cửa bímật”
Trong ô cửa bí mật ngày hôm nay, cô Luận có một trò chơi muốn giành cho các con. Các con xem cô có trò chơi gì nhé!
À! Đó là trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
Để chơi được trò chơi này cô mời các con hãy nhanh chân về vị trí của mình nào.
Cô Luận sẽ chia lớp mình thành 2 đội. Đội số 1 và đội số 2. Hai đội sẽ bật qua 2 con đường để tới thăm gia đình nhà bạn Gấu. Các con có muốn đến thăm gia đình nhà bạn Gấu không?
Vậy các con hãy về đội hình của 2 đội nào.
Các con chú ý nhé!
+ Đội số 1 các con sẽ bật qua con đường được xếp bởi các hình gì đây?
+ Đội số 2 các con sẽ bật qua con đường được xếp bởi các hình gì nhỉ?
Thời gian cho các con bật qua 2 con đường là một bản nhạc. Các con đã sẵn sàng chưa? (Bài hát: Cu Tí dễ thương).
Các con ơi, chúng mình đã đến nhà bạn Gấu rồi?
Ôi nhà bạn Gấu đẹp quá! Chúng tôi xin chào bạn Gấu. Bạn Gấu xin chào cô giáo và các bạn nhỏ lớp 3 tuổi.
Các bạn thấy nhà của Gấu có đẹp không?
+ Đố các bạn biết nhà của Gấu có mái hình gì nào?
À! Đúng rồi, mái nhà của Gấu có dạng hình tam giác đấy!
+ Các bạn có biết đây là cái gì không? (Cái bàn)
Có dạng hình gì nhỉ? (Rất giỏi)
+ Còn đây là cái gì nào? (Bể bơi)
Ôi rất là đúng đấy! Có dạng hình gì nhỉ?
Thật tuyệt vời! Các bạn lớp 3 tuổi học rất là giỏi! Cô Luận khen chúng mình một tràng pháo tay nào.
Còn bây giờ các con có muốn trở về với “Ô cửa bí mật” không?
Chào tạm biệt bạn Gấu nào.
Mời các con về đúng vị trí của mình nhé!
Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông:
* Hình tròn:
Các con vừa được chơi 1 trò chơi rất là hay rồi và ngay bây giờ, chào mừng các bé trở lại : “ Ô cửa bí mật”.
Các con ơi! “ Ô cửa bí mật” chính là 2 ô cửa nhà bạn Gấu, ô số 1 và ô số 2.
Bây giờ cô cùng các con mở ô cửa số 1 xem là gì nhé!
Các con có muốn mở ô cửa không?
A! ô số 1 mở ra đó là 1 hình ảnh. Trước khi khám phá về hình ảnh này cô mời các con nhẹ nhàng lấy rổ của mình nào. Các con lấy bảng nào, bảng các con sẽ đặt ngay ngắn phía trên rổ nhá.
Nào các con hãy hướng mắt lên màn hình nào. Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết đây là hình gì? (gọi 2 trẻ)
Các con ơi! Đúng rồi đấy, đây là hình tròn. Cô mời cả lớp đọc nào (2 lần).
Bây giờ cô mời các con lấy cho cô hình tròn trong rổ nào. Các bạn giơ lên cao nào.
Cả lớp nghe cô đọc nhé! ( Hình tròn)
Cô cho cả lớp đọc lần ( 2 lần). Nhóm trai, nhóm gái và cá nhân đọc.
Cô mời các con nhẹ nhàng xếp hình tròn lên bảng nào.
Các con cùng nhìn lên màn hình với cô nào.
Cô nói: “Hình tròn có đường cong bao quanh khép kín” và làm xuất hiện hiệu ứng.
Các con nói cùng cô (2 lần)
Khen cả lớp một tràng pháo tay thật to.
Nào các con cùng cầm hình tròn lên cho cô nào.
Ngón tay trỏ đâu nào, chúng mình cùng sờ nào. Đây chính là “đường cong bao quanh khép kín”.
Các con thấy hình tròn này giống gì nào? (Bánh xe)
À, chính vì vậy hình tròn này có thể làm gì ? (Lăn được)
Cô mời các con nhẹ nhàng lăn hình tròn trên bảng nào.
Cô cho trẻ lăn cùng cô trên bảng .
Cô mời các con đặt hình tròn lên bảng của mình nào.
* Hình vuông:
Các con có muốn trở lại trò chơi: “ Ô của bí mật” nhà bạn Gấu không nào?
Các con ơi vừa rồi chúng mình đã mở cửa ô số 1 nhà bạn Gấu rồi. Bây giờ các con sẽ mở ô cửa số mấy nào?
À! Cô mở ô cửa số 2 xem có điều gì bí mật nhé!
Các con ơi, ô cửa số 2 mở ra là 1 hình ảnh, các con thử suy nghĩ xem đây là hình gì? ( hỏi 3-4 trẻ)
Các con nghe cô giới thiệu nhé! Đây là hình vuông.
Cho cả lớp, nhóm, cá nhân đọc.
Chúng mình cùng đặt hình vuông xuống bảng và hướng mắt lên màn hình khám phá xem hình vuông có đặc điểm gì nổi bật nhé!
Cô dùng que chỉ và nói: Đây là các cạnh hình vuông đấy.
Các con ơi! Đây là gì của hình vuông?
À! Đúng rồi đấy các con cùng nhìn xem cô Luận đếm được hình vuông có bao nhiêu cạnh nhé! Cô đếm 1-2-3-4, hình vuông có tất cả là 4 cạnh.
Còn đây là các góc của hình vuông, góc hình vuông nhọn đúng không? Hình vuông cũng có 4 góc đấy.
À! Bây giờ các con cùng khám phá trên hình vuông của các con cho rõ hơn nhé!
Cô và các con cầm hình vuông giơ lên cao nào.
À! Ngón tay trỏ đâu? Đây là gì của hình vuông? Đây chính là cạnh của hình vuông.
Hình vuông có mấy cạnh nhỉ? À , rất là giỏi.
Những phần nhọn là góc của hình vuông đấy. Các con sờ vào góc có thấy đau tay không? Hình vuông có mấy góc? (4 góc)
Các con đặt hình vuông xuống bảng nào. Khen các con một tràng pháo tay thật to nào.
* So sánh:
Các con ơi chúng mình cùng quan sát nhé!
Các con vừa học đây là hình gì? ( hình tròn, hình vuông)
Các con so sánh cho cô xem hình tròn, hình vuông có điểm gì giống nhau không, cùng nhìn xuống bảng nào. Có điểm gì giống nhau không?
À! Không có điểm gì giống nhau, nhưng lại có điểm khác nhau đấy.
Hình tròn thì như thế nào? Lăn được ( cô cho lăn)
Hình vuông lăn được không?
Hình tròn có góc không? Có cạnh không?
Hình vuông thì có gì? ( có góc, cạnh không?)
Ôi thật tuyệt vời khen các con 1 tràng pháo tay thật to.
Cả lớp ơi chúng mình cùng chơi 1 trò chơi với cô Luận nhé!
Cả lớp tìm cho cô hình tròn giơ lên cao và đọc to
Cả lớp tìm cho cô hình vuông giơ lên cao và đọc to
Các con nhẹ nhàng cất bảng và rổ nào.
* Cô mở nhạc và trên màn hình xuất hiện 1 hộp quà.
Chương trình: “ Ô cửa bí mật” sẽ tặng cho các bạn những hộp quà, chúng mình có muốn mở hộp quà không?
Hai ba mở. A, hộp quà mở ra gồm rất nhiều các trò chơi. Các con có muốn chơi cùng cô không nào?
* Liên hệ: Xung quanh lớp mình có rất nhiều đồ dùng có dạng hình vuông, hình tròn. Các con hãy cùng quan sát nhé! Và các con chú ý chơi theo hiệu lệnh của cô.
Cùng mở tay nào! Tập tầm vông…tìm đồ, tìm đồ. Tìm cho cô đồ vật có dạng hình tròn, hình vuông( đồng hồ, khung ảnh…)
* Luyện tập:
TC1: “Ai nhanh tay nhanh mắt”
Để chơi được trò chơi này cô mời các con lấy mẹt bánh nào.
À, đây là những mẹt bánh mà chương trình đã dành tặng cho các bé lớp 3 tuổi số 1, cô mời các con ngồi xuống nào.
Các con nghe yêu cầu của cô nhé! Xếp cho cô 2 đĩa ra ngoài mẹt bánh
- Bánh hình tròn đặt vào đĩa hình tròn.
- Bánh hình vuông đặt vào đĩa hình vuông.
- Bánh tròn đâu giơ lên cao nào. Bánh này có dạng hình gì? Đặt vào mẹt
- Bánh trưng đâu? Bánh trưng hình gì? Đặt vào mẹt.
Cả lớp lấy bánh hình tròn giơ lên vao, đặt vào đĩa hình vuông
Cả lớp lấy bánh hình vuông giơ lên cao và đặt vào đĩa hình tròn.
TC2: “Ai nhanh hơn”
Bây giờ cô cần đôi bàn tay khéo léo của các bé, bày bánh vào trong mẹt nào.
À, có một quầy hàng “ Quán quà quê” và muốn nhờ các bé bày giúp, chúng ta cầm mẹt bánh và đi theo cô nào.
Trẻ mang mẹt bánh bày ra quầy hàng.
TC3: “Bầy quầy hàng”:
Còn một trò chơi rất hay đấy các con ạ! Đó là 2 quầy hàng của “Ô cửa bí mật” vẫn chưa được bày và nhờ các bé bày giúp. Cô sẽ chia lớp mình ra làm 2 đội:
Đội số 1 đứng bên tay phải cô nào.
Đội số 2 đứng bên tay trái cô nào.
Chương trình có 2 quầy hàng. Đó là quầy khung ảnh và quầy bánh kẹo.
Ở quầy khung ảnh cô đã chuẩn bị bàn hình tròn và bàn hình vuông. Yêu cầu các bé chọn khung ảnh hình vuông bày vào bàn hình vuông. Khung ảnh hình tròn bày vào bàn hình tròn.
Ở quầy bánh kẹo bên này cũng vậy, các bạn có bánh hình tròn bày vào đĩa hình tròn, bánh hình vuông bày vào đĩa hình vuông.
Các con đã rõ cách chơi chưa.
Thời gian cho 2 đội là 1 bản nhạc.
Các con đã sẵn sàng chưa? (Nhạc cho trẻ chơi).
Các con ơi thời gian đã hết rồi . Cô mời các bé ở quầy bánh kẹo sang quầy khung ảnh và chúng ta quan sát xem các bạn quầy khung ảnh bày đúng chưa nào?
Kiểm tra quầy khung ảnh xong sẽ sang quầy bánh.
3) Kết thúc:
Cho trẻ chào các cô và ra sân.



- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ lại gần cô.
- Trẻ trả lời.


- Trẻ chơi cùng cô.









- Trẻ về chỗ.


- Trẻ trả lời.



- Trẻ trả lời.




- Trẻ chào bạn Gấu.
- Trẻ trả lời.







- Trẻ trả lời.








- Trẻ trả lời.


- Trẻ thực hiện.
- 2 trẻ trả lời.
- Trẻ đọc cùng cô.







- Trẻ nói cùng cô.

- Trẻ vỗ tay.

- Trẻ thực hiện cùng cô.








- Số 2 ạ.


- Trẻ trả lời.





- Trẻ trả lời.

- Trẻ đếm cùng cô.



- Trẻ thực hiện.

















- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.



- Trẻ làm cùng cô.
























CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
  • Từ láy
    Từ láy

    09/11/2012 - Comments Disabled

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các loại từ láy a) Xem xét hình thức âm thanh của các từ láy (được in đậm) tr…
  • Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
    Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)

    20/12/2010 - Comments Disabled

    Câu 1: - Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao-Bắc-Lạng được miêu tả qua các từ ngữ và hình ảnh:   …
  • Trợ từ, thán từ
    Trợ từ, thán từ

    07/12/2012 - Comments Disabled

    TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Trợ từ a. Trợ từ là gì? Trợ từ là những từ chuyên đi k…
  • HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MÔN : THỂ DỤC “ TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG”
    HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MÔN : THỂ DỤC “ TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG”

    26/12/2017 - Comments Disabled

    HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MÔN : THỂ DỤC “ TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG” I.  Mục đích yêu cầu:…
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
    Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

    22/11/2012 - Comments Disabled

    Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I…
  • Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12: Hàm số mũ và hàm số lôgarit - Phần 3
    Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12: Hàm số mũ và hàm số lôgarit - Phần 3

    18/03/2016 - Comments Disabled

    Câu 1: Cho các hàm số: (I) y = (0,3)-x   (II) y = (1,3)-2x Trong các hàm số đã cho, h…
  • Mã và thông tin Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
    Mã và thông tin Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

    10/01/2018 - Comments Disabled

    A. GIỚI THIỆU ·         Tên trường: Đại học Kinh tế - Quản trị kinh do…
  • Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
    Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

    20/12/2010 - Comments Disabled

    Câu 1: Có thể chia đoạn trích thành 2 phần: Phần 1(Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): đoạn này nói về v…
  • Bài viết số 4 (Lớp 11)
    Bài viết số 4 (Lớp 11)

    11/12/2012 - Comments Disabled

    BÀI VIẾT SỐ 4 (Kiểm tra cuối học kì I) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về nội dung - Phần Đọc – hiểu tác phẩm văn …
  • Mã và thông tin Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
    Mã và thông tin Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

    10/01/2018 - Comments Disabled

    A. GIỚI THIỆU ·         Tên trường: Đại học Sư phạm - Đại học Thái Ngu…
  • Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (phần 4)
    Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (phần 4)

    19/01/2016 - Comments Disabled

    Câu 43. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng? A. Tháng 2 - 1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riền…
  • Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
    Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

    09/12/2012 - Comments Disabled

    SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT  TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Việc sử dụng …