HOẠT ĐỘNG CHUNG - ĐỀ TÀI : CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN CỦA BÉ

HOẠT ĐỘNG CHUNG
MÔN : KPKH - ĐỀ TÀI : CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN CỦA BÉ.


I/ Mục đích – Yêu cầu:
1)Kiến thức:
              - Trẻ biết tên cô giáo, các hoạt động trong lớp.
             - Trẻ biết được tên mình, tên các bạn, phân biệt được bạn trai, bạn gái trong lớp.
          2) Kỹ năng:
              - Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng.
              - Trẻ biết một số quy định của lớp: chào hỏi, muốn xin phép phải giơ tay, ra vào lớp phải
              xin phép, đi học chuyên cần.

          3) Thái độ:
              -  Giaó dục trẻ quan tâm đến bạn bè, yêu quí và kính trọng các cô.

II/Chuẩn bị:
      1)Địa điểm:
                 - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
      2)Đồ dùng:
                 - Cho cô: Tranh ảnh về công việc hàng ngày của cô.
                 - Cho trẻ: Tranh vẽ lớp mẫu giáo, bút màu, khăn lau tay.
      3)Phương pháp, tích hợp:
                 - Phương pháp: Trực quan, thực hành, luyện tập.
                 - Tích hợp: Âm nhạc, LQVH.


III/ Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định, giới thiệu:
- Cô cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi” và ra sân quan sát lớp học. - Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Con nào biết lớp của chúng ta là lớp gì?
+ Đúng rồi, vậy lớp mẫu giáo của chúng ta là lớp mẫu giáo mấy tuổi?
+ Ở nhà các con được ai chăm sóc?
+ Đến trường các con gặp ai?
+ Khi đến trường các con được cô giáo dạy những gì nào?
+ Các con có thích không ?
- Vậy thì khi vào lớp các con phải ngồi cho ngoan và im lặng nghe cô giảng bài. Hôm nay, cô cùng các con trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp. Để xem lớp mình biết được bao nhiêu tên các bạn bây giờ các con cùng cô về chỗ ngồi nhé!

2/ Hoạt động nhận thức:
- Lớp mẫu giáo của chúng ta là lớp mẫu giáo gì?
- Trong lớp của chúng ta gồm có những ai?
- Lớp chúng mình co mấy cô giáo?
- Cô giáo của các con tên gì?
- Lớp của con có bao nhiêu bạn?
- Lớp mình có mấy tổ?
- Tổ con có bao nhiêu bạn?
- Các con đến lớp để làm gì?
- Khi đến lớp trước tiên chúng ta phải làm gì?
- Ở lớp chúng ta phải như thế nào?
- Ở lớp cô nào dạy lớp con?
- Các con thấy trên trường cô giáo làm những công việc gì?
- Cô cho trẻ xem tranh về công việc hằng ngày của cô.
- Các con có yêu cô giáo của mình không?
- Các con đã làm gì để giúp đỡ cô giáo của mình?
- Giaó dục: trẻ biết kính trọng cô giáo, giúp cô 1 số việc phù hợp với trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Lớp chúng mình”.
- Cho trẻ gọi tên một số bạn trong lớp và nhận xét về đặc điểm, sở thích của các bạn trai và các bạn gái:
+ Bạn trai (bạn gái) thường mặc quần áo, để tóc như thế nào?
+ Bạn trai (bạn gái) thích chơi những trò chơi, đồ chơi gì?
- So sánh bạn trai và bạn gái:
+ Bạn trai và bạn gái trong lớp mình có điểm gì giống nhau? (học cùng 1 lớp mẫu giáo)
+ Bạn trai và bạn gái trong lớp mình có điểm gì khác nhau? (bạn trai để tóc ngắn, mặc quần áo…còn bạn gái thường để tóc dài, mặc váy, đeo bông tai và vòng tay…)
- Ở lớp ai cũng được chơi, được học cùng nhau, ai cũng đáng yêu, ai cũng được cô giáo yêu thương, chăm sóc như nhau. Vì vậy, các con phải biết yêu quý, biết giúp đỡ và không tranh giành đồ chơi với bạn.
* Trò chơi:

(1) Thi nói nhanh tên bạn:
- Cách chơi :  cho trẻ ngồi hình vòng tròn, chỉ định một trẻ tự giới thiệu tên mình và chỉ một người bạn, bạn đó nói lại tên người vừa giới thiệu  và giới thiệu tên mình, rồi chỉ bạn kế tiếp. Cư như thế cho đến hết thời gian. Cho trẻ tiến hành chơi.
- Luật chơi : trẻ nói đúng tên mình và tên bạn.

(2) Ai nhanh hơn:
- Cách chơi: Cho cả lớp xếp thành 1 hàng dọc, khi nghe hiệu lệnh thì các bạn nam đứng xếp hàng bên tay trái của cô, còn các bạn nữ xếp hàng bên tay phải của cô (lần 2, cho trẻ đổi bên).
- Luật chơi: Nhóm nào đứng sai bị nhảy lò cò.

3/ Kết thúc:
- Cho trẻ hát: “Cô và mẹ” và ra ngoài.

- Trẻ hát.

- Trẻ trả lời





- Trẻ lắng nghe.





- Trẻ trả lời.











- Trẻ xem tranh.
 - Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp hát.
- Trẻ thực hiện.



- Trẻ so sánh.





- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ chơi





- Trẻ chơi





- Trẻ đi và hát
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM