Câu hỏi trắc nghiệm: quần xã sinh vật (phần 4)
Câu 31: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:
A. hội sinh
B. hợp tác
C. ức chế - cảm nhiễm
Câu 32. Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?
A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ
B. Quan hệ cộng sinh
C. Quan hệ hội sinh
D. Quan hệ hợp tác
Câu 33. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 34. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái
Câu 35. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 36. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
Câu 37. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa gì?
A. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
B. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 38. Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
B. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.
C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
D. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học
Câu 39. Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
Câu 40. Mối quan hệ hỗ trợ khác loài bao gồm
1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
2. Hải quỳ sống trên mai cua
3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
4. Phong lan sống trên thân cây gỗ
5. Trùng roi sống trong ruột mối.
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 4, 5.
D. 1, 3, 4.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu
|
31
|
32
|
33
|
34
|
35
|
36
|
37
|
38
|
39
|
40
|
Đáp án
|
C
|
B
|
B
|
B
|
C
|
C
|
D
|
C
|
A
|
C
|