Câu hỏi trắc nghiệm: cá thể và quần thể sinh vật (phần 2)
Câu 11: Có các loại nhân tố sinh thái nào:
A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.
B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.
C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.
Câu 12. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là
A. khoảng gây chết.
B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu.
D. giới hạn sinh thái.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?
A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Câu 14. Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh.
B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 15. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 16. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6oC đến +42oC. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 17. Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?
A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.
B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.
Câu 18. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 19. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ
B. Đàn cá rô trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
D. Cây trong vườn
Câu 20. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
Đáp án
|
D
|
D
|
A
|
B
|
C
|
A
|
C
|
D
|
B
|
C
|