Đề thi trắc nghiệm môn Lịch Sử: Đề trắc nghiệm Số 3

Câu 1 : Hội nghị Ianta đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
B. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh
C. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải pháp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á .
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Câu 2 : Chín tháng là thời gian nhân dân Liên Xô
A. Hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950)
B. Nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Xây dựng hoàn chỉnh lí thuyết về mô hình XHCN
D. Giúp đỡ các nước Đông Âu hoàn thành xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân
Câu 3 : Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn "con rồng" kinh tế của châu Á là
A. Không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào
B. Không tham gia vào nhóm G7 và G8
C. Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách – mở cửa, hội nhập quốc tế
D. Không chi phí nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh
Câu 4 : ý nào dưới đây phản ánh mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn biến theo chiều hướng xấu?
A. Trung Quốc gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969)
B. Trung Quốc cải thiện mối quan hệ theo hướng hòa dịu với Mĩ
C. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao(1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1991)
D. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Nhật Bản
Câu 5 : Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian:1. Việt Nam và Lào tuyên bố độc laapk; 2. Nước Cộng hòa Indonexia thống nhất ra đời; 3. Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước; 4. Philippin và Miến Điện(Mianma) được công nhận độc lập
A. 1,4,3,2
B. 2,4,3,1
C. 2,1,4,3
D. 1,4,2,4
Câu 6 : Hiệp ước Bali (2 – 1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau
C. Chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Câu 7 : Ý nào dưới đây không phản ánh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới
B. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới
C. Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ đô la qua kế hoạch "phục hưng châu Âu"
D. Trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
Câu 8 : thành tựu lớn nhất mà các nước tây Âu đạt được trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XX là
A. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
B. Chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế
C. Cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất
D. Ngăn chặn được sự ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giới
Câu 9 : Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân nước Mĩ trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX là gì?
A. Di chứng từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
B. Sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Ỉac
C. Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ
D. Tổng thống Mĩ – Kennodi bị ám sát
Câu 10 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào?
A. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh
B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
C. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn
D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi
Câu 11 : Đặc điểm lớn nhất của công cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là
A. Diễn ra đầu tiên ở ngành chế tạo công cụ lao động
B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
C. Diễn ra với quy mô và tốc độ lớn chưa từng thấy
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Câu 12 : trong xu thế hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi là gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật
Câu 13 : Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người
B. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu Sách đến Hội nghị Vecxai(1919)
C. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7-1920)
D. Tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12 – 1920)
Câu 14 : Trong giai đoạn 1919 – 1925, công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin vào trong nước
C. Liên kết chặt chẽ cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 15 : Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba?
A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống pháp
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam
D. Quốc tế này chủ trương thành lập Đảng cộng sản ở thuộc địa
Câu 16 : Tổ chức cách mạng nào được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
A. An Nam Cộng sản đảng
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn
D. Đông Dương Cộng sản đảng
Câu 17 : Đầu năm 1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D phó Hàm Long (Hà Nội) là do
A. Bắc Kì là nơi phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh, hội viên ở Bắc Kì nhạy bén về chính trị
B. Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh
C. Đáp ứng yêu cầu thành lập tổ chúc lãnh đạo cách mạng Việt Nam
D. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 18 : Văn kiện được coi là Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng
B. Luận cương chính trị của Đảng
C. Chính cương, Sách lược của Đảng
D. Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng
Câu 19 : Ý nào không phản ánh đúng đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930?
A. Là người chủ trì Hội nghị
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
C. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
D. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người Cộng sản Việt Nam
Câu 20 : Văn kiện nào của Đảng xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân?
A. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930
B. Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng Sản Đông Dương
C. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng Cộng Sản Đông Dương ( 3-1935)
D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939
Câu 21 : Luận cương chính trị của Đảng (10 – 1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là
A. Đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến
B. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc
C. Đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ đế quốc
Câu 22 : Đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX là
A. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Matxcova (Liên Xô)
B. Chủ nghĩa phát xít ra đời và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
C. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp năm 1936
D. Thực dân Pháp tăng cường chính sáng bóc lột ở các thuộc địa
Câu 23 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là
A. Chứng tỏ Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày càng trưởng thành
B. Là cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
D. Một bộ phận cán bộ của Đảng đã ra hoạt động công khai
Câu 24 : Thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định trong khoảng thời gian nào?
A. Ngay khi quân Đồng minh đánh bại phe phát xít
B. Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
C. Kéo dài vô hạn thời gian
D. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân Nhật
Câu 25 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh vào nước ta?
A. Quân Anh, quân Mĩ
B. Quân Pháp, quân Anh
C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc
D. Quân Liên Xô, quân Trung Hoa Dân quốc
Câu 26 : Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là
A. Quân Trung Hoa Dân quốc
B. Thực dân Pháp
C. Đế quốc Anh
D. Phát xít Nhật
Câu 27 : Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, chính phủ và Hồ Chí Minh đã
A. Thành lập Nha Bình dân học vụ
B. Phát động phong trào " Nhường cơm sẻ áo"
C. Thành lập các đoàn quân " Nam tiến"
D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước
Câu 28 : Kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6 – 1- 1946 được đánh giá là thắng lợi của
A. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
B. Cuộc đấu tranh giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền
C. Cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang khi Đảng ta nắm chính quyền
D. Cuộc vận động chính trị nhưng cũng là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp
Câu 29 : Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai có tác dụng như thế nào?
A. Chính quyền cách mạng vẫn được giữ vững và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
B. Làm thất bại âm mưu câu kết với quân Anh, quân Pháp ở miền Nam hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ
C. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng
D. Kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Câu 30 : ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 là gì?
A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta
B. Là cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi
C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch
D. Đánh bại hoàn toàn chiến lược " đánh nhanh, thắng nhanh" của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới
Câu 31 : Nhiệm vụ vơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là
A. Xây sựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ và quân đội Sài Gòn
C. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
D. Miền bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền bắc
Câu 32 : Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp
B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến
C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam
D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh
Câu 33 . Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm dùng thủ đoạn
A. "tố cộng", "diệt cộng"
B. "đả thực", "bài phong", "diệt cộng"
C. "tiêu diệt cộng sản không thương tiếc "
D. "thà giết nhầm hơn bỏ sót"
Câu 34. Đại hội đại biêu toàn quôc lân thứ III của Đảng (9 - 1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào ?
A. Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. Có vai trò chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 35. Sự khác biệt cơ bản về lực lượng của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là gì ?
A. Lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất.
B. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.
C. Sử dụng vũ khí, trang thiết bị của Mĩ.
D. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò quyết định.
Câu 36. Điểm giống nhau của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì ?
A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
B. Gắn "Việt Nam hoá chiến tranh" với "Đông Dương hoá chiến tranh".
C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 37. Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" là
A. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
B. thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt" .
C. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.
Câu 38. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở chiến tranh xâm lược ?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 39. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975) đã đề ra nhiệm vụ gì ?
A. Xây dựng CNXH ở hai miền Bắc - Nam.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh té - xã hội sau chiến tranh.
Câu 40. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian của quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước :
1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước ;
2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ưomg Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ;
3. Quốc hội khoá VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội ;
4. Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.
A. 1,3,2,4.
B. 2, 3,4,1.
C. 2,4, 1,3.
D. 3,4,2, 1.
Đáp án:
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM