Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (phần 4)
Câu 46. Xác định mục tiêu của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”:
A. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.
B. Xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
C. Phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 47. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Các nước châu Á đã giành độc lập.
B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 48. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 49. Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "năm châu Phi'?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
B. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi bắt đầu được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy".
Câu 50. Từ nửa cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
Câu 51. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của :
A. Mĩ, Nhật.
B. Pháp, Nhật
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Các thực dân phương Tây
Câu 52. Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phong dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đế quốc Hà Lan. B. Đế quốc Pháp.
C. Đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Anh.
Câu 53. Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (9 - 1975)?
A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEATO.
C. SEATO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
D. Thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
Câu 54. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
C. Sự ra đời của khối ASEAN.
D. Ngày càng ở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
Câu 55. Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?
A. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Cả ba nguyên tắc nói trên.
Câu 56. Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?
A. Quan hệ hợp tác song phương.
B. Quan hệ đối thoại.
C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia.
Câu 57. Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào, Việt Nam B. Campuchia, Lào
C. Lào, Mi-an-ma D. Mi-an-ma, Việt Nam
Câu 58. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
Câu 59. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo ?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp địa chủ phong kiến
D. Giai cấp nông dân
Câu 60. Ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào ?
A. Ngày 25 – 12 -1950
B. Ngày 26 – 1 -1950
C. Ngày 23 – 2 -1950
D. Ngày 26 – 1 - 1951
Đáp án
Câu
|
46
|
47
|
48
|
49
|
50
|
51
|
52
|
53
|
Đáp án
|
b
|
a
|
a
|
c
|
b
|
d
|
c
|
d
|
Câu
|
54
|
55
|
56
|
57
|
58
|
59
|
60
|
|
Đáp án
|
a
|
d
|
d
|
c
|
b
|
a
|
b
|