Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 6)

Câu 66. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hoá như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 67. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?
A. Cỏ thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.
B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 68. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?
A. Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.
B. Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sàn thất nghiệp.
C. Câu A đúng, câu B sai.
D. Cả câu A, B đều đúng.
Câu 69. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
A. Nông dân.        B. Tư sản dân tộc.
C. Địa chủ.        D. Công nhân.
Câu 70. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân.       B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản.       D. Tư sản dân tộc.
Câu 71. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của để quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.
B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
C. Kế thửa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.
D. Vừa ra đời đã thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào Cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac – Lê nin.
Câu 72. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam ?
A Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 73. Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu ?
A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Tầng lớp tiểu tư sàn bị chèn ép.
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
Câu 74. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng việt Nam?
A. Giữa công nhân và tư sản.
B. Giữa nông dân và địa chủ.
C. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 75. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam ?
A. Mâu thuần giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với đê quốc Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp.
Câu 76. Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì ?
A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
B. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
C. “Chia để trị".
D. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.
Câu 77. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chinh sách chính trị của Pháp ở Việt Nam là gì?
A Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư bản người Việt.
B. Vua quan Nam Triều chỉ là bù nhìn, quyền lực trong tay người Pháp.
C. Thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
D. A, B, C đúng.
Câu 78. Giai cấp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Tầng lớp đại địa chủ.
C. Tầng lớp tư sản mại bản.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Đáp án
Câu
66
67
68
69
70
71
72
Đáp án
c
b
d
d
b
a
c
Câu
73
74
75
76
77
78
Đáp án
b
c
d
c
d
a
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM