Phẩm bình nhân vật lịch sử

PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ

(Trích Đại Việt sử kí toàn th­ư)
LÊ VĂN H­ƯU


I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lê Văn H­ưu (1230–1322), người làng Phủ Lí, Đông Sơn (nay là thôn Phủ Lí Trung, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn), tỉnh Thanh Hoá, đỗ Bảng nhãn năm 1247, là nhà sử học nổi tiếng đời Trần. Lê Văn H­ưu hoàn thành Đại Việt sử kí năm 1272 gồm 72 quyển. 
Công trình này là một trong những cơ sở để nhóm Ngô Sĩ Liên biên soạn thành Đại Việt sử kí toàn thư­. Tác phẩm của Lê Văn Hư­u hiện thất lạc, chỉ còn lại 31 đoạn dưới dạng bình sửdo nhóm Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt sử kí toàn th­ư.

2. Bình sử là một mục trong tác phẩm thời x­ưa, bắt đầu có từ đời Tống (Trung Quốc) ghi lại lời bình luận, đánh giá của sử gia đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
3. Những lời bình sử của Lê Văn H­ưu cho thấy một thái độ trân trọng, ý thức giữ gìn, tinh thần trách nhiệm cao đối với lịch sử, qua đó thể hiện lòng yêu n­ước sâu đậm.



II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng khi bàn về Trưng Trắc, Trưng Nhị?
Gợi ý:
- So sánh: “việc dựng n­ước x­ưng vương dễ như trở bàn tay”.
- Hoán dụ: “bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay”.
2. Khi bình về Tiền Ngô Vương, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Gợi ý:  Hoán dụ: “một cơn giận mà yên được dân”.
3. Nhận xét về bút pháp
Gợi ý: Trong các lời bình, tác giả đã kết hợp giữa bút pháp chính xác của sử học với nghệ thuật bình luận, nghị luận sắc sảo, cô đúc mà tái hiện được nổi bật chân dung lịch sử cũng như thể hiện được quan điểm đánh giá của mình tr­ước các sự kiện.
4. Bàn về Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lê Văn H­ưu nhằm khẳng định tài năng và khí phách phi thường của các anh hùng liệt nữ, khen ngợi đồng thời đem đến bài học và lời nhắn nhủ đối với các bậc nam nhi, quân tử.
5. Trong lời bàn của Lê Văn H­ưu, vai trò lịch sử của Tiền Ngô Vương và Đinh Tiên Hoàng được nhấn mạnh. Đối với Tiền Ngô Vương, là vai trò của người nối lại chính thống của n­ước Việt sau nghìn năm Bắc thuộc. Đối với Đinh Tiên Hoàng, vai trò nổi bật là dẹp loạn, yên ổn xã tắc, xưng hoàng đế, khẳng định nền độc lập chính thống.
6. Bình luận về tư tưởng, nhân cách của nhà bình sử.
Gợi ý:
Cái nhìn chân thực, xuất phát từ tinh thần dân tộc, lòng yêu n­ước, ý thức gìn giữ, trân trọng truyền thống được thể hiện qua các lời bình sử của Lê Văn H­ưu. Cũng trong những lời bàn về lịch sử ấy, chúng ta còn thấy một tấm lòng ngay thẳng, cương trực, một quan điểm lịch sử chân thực, có phê phán. Điều này thể hiện ở lời bàn của tác giả về việc ban thưởng. Khi quan niệm điềm lành không có nghĩa là đem những thứ quý giá để làm vừa lòng người trên, tác giả đã phê phán thẳng thắn những lề thói, tật xấu của con người trong xã hội mọi thời. Thuở xư­a là cung tiến, ngày nay là đút lót, hối lộ, nịnh nọt, thực ra chỉ khác nhau về cách gọi tên mà thôi. Bàn về lịch sử, như thế không chỉ có ích đối với việc nhìn nhận quá khứ mà còn có ích đối với cuộc sống hiện tại và cả với tương lai.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM