Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 Con lắc lò xo (phần 3)

Câu 16: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 40 N/m dao động với chu kì 0,28 s. Gia tốc có độ lớn cực đại là 3m/s2. Năng lượng của nó là
A. 0,72 mJ       B. 0,9 mJ       C. 0,48 mJ       D. 0,24 mJ
Câu 17: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn một quả cầu có khối lượng 100 g. Khi vật cân bằng thì lò xo dài 20 cm. Từ vị trí cân bằng kéo quả cầu theo phương thẳng đứng, hướng xuống cho lò xo dài 24 cm rồi buông không vận tốc đầu. Năng lượng dao động và động năng của quả cafu khi nó ở li độ 2 cm là
A. 32 mJ và 2,4 mJ       B. 3,2 mJ và 2,4 mJ
C. 1,6 mJ và 1,2 mJ       D. 32 mJ và 24 mJ.
Câu 18: Có một vật và hai lò xo. Mắc vật vào hệ hai lò xo mắc nối tiếp thì vật dao động với tần số fnt = 2,4 Hz. Mắc vật vào lò xo thứ nhất thì vật dao động với tần số f1 = 4 Hz. Mắc vật vào lò xo thứ hai thì vật sẽ dao động với tần số
A. f2 = 1,6 Hz       B. f2 = 2 Hz       C. f2 = 3 Hz       D. f2 = 3,2 Hz
Câu 19: Gắn một vật vào lò xo độ cứng k1 thì vật dao động với chu kì T1 = 3 s. Gắn vật đó vào lò xo có độ cứng k2 thì vật dao động với chu kì T2 = 4 s. Nếu gắn vật đó vào hệ hai lò xo trên mắc song song, thì vật dao động với chu kì (T) bằng
A. 7 s       B. 2,4 s       C. 5 s       D. 6 s.
Câu 20: Khi gắn vật khối lượng m vào lò xo có độ cứng k1 thì vật dao động với chu kì T1 = 0,6 s, khi gắn nó vào lò xo có độ cứng k2 thì vật dao động với chu kì T2 = 0,8 s. Khi mắc vật vào hệ gồm hai lò xo k1 ghép song song với lò xo k2 thì chu kì dao động (T) của vật là
A. 0,38 s       B. 0,7 s       C. 0,48 s       D. 1,4 s.
Câu 21: Lò xo có độ cứng k mắc với vật khối lượng m1 thì vật dao động với chu kì T1 = 8 s. Vẫn lò xo đó mà mắc với vật m2 thì vật dao động với chu kì T2 = 6 s. Khi gắn hai vật với nhau, rồi mắc vào lò xo đó thì hệ hai vật dao động với chu kì (T) bằng
A. 10 s       B. 14 s       C. 18 s       D. 20 s.
Câu 22: Vật m1 gồm hai mảnh m2 và m3 ghép lại (m1 = m2 + m3). Mắc vật ghép m1 với một lò xo thì m1 dao động với chi kì T1 = 1 s. Mắc mảnh m2 với lò xo này thì m2 dao động với chu kì T2 = 0,6 s. Nếu mắc mảnh m3 với lò xo đó thì m3 dao động với chu kì (T3) bằng
A. 0,4 s       B. 0,8 s       C. 1,6 s       D. 0,64 s.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
16
17
18
19
20
21
22
Đáp án
A
D
C
B
C
A
B
Câu 16: A
Câu 17: D
Câu 18: C
Theo đề bài ta có : k1=4π2m12 ; k2=4π2mf22
Áp dụng công tức tính độ cứng của hệ hai lò xo mắc nối tiếp ta có:
Câu 19: B
Câu 20: C
Câu 21: A
Câu 22: B
Tham khảo bài 21
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM