Đề kiểm tra Hóa 12 học kì 1 (Phần 4)

Câu 31: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn:
A. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
B. sắt đóng vai trò catot và ion H++ bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
D. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2 ;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)2 và HNO3 ;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl ;
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá là :
A. 3.    B. 2.    C. 1.     D.4.
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vửa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,52.    B. 10,27.    C. 8,98.    D. 7,25.
Câu 34: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến sắt cần vừa đú 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là :
A. 15 gam.    B. 16gam.     C. 17gam.     D. 18 gam
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào đung dịch AgNO3 ;
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
(3) Cho Na vào dung địch CuSO4 ;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Trong các thí nghiệm trên, các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A, (3) và (4),     B. (l) và (2).     C. (2) và (3).     D. (1) và (4).
Câu 36: Đốt cháy 1 1 ,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra m hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2(đktc) đã tham gia phản ứng là:
A, 8,96 lit.    B. 6,72 lít.     C. 17,92 lít.    D. 11,20 lít.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chết) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:
A. Be.     B. Cu.     C. Ca.     D. Mg.
Câu 38: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đối bằng 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khi ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hoà tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là:
A. 6755.    B. 772.    C. 8685.    D. 8425.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 9,5    B. 8,5.     C. 8,0.    D. 9,0.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu dược 4,48 Ht khi Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho nì gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lit khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là :
A. 20,5.    B. 22,4.     C. 23,1    D. 21,
Hướng dẫn giải và Đáp án
31-A
32-C
33-C
34-B
35-D
36-D
37-D
38-C
39-A
40-D
Câu 33:
mmuối = mkim loại + 96nH2 = 3,22 + 96.0,06 = 8,98 gam
Câu 34:
CO + O(oxxit) → CO2 => nO = nCO = 0,1 mol
=> m = 17,6 – 0,1.16 = 16 gam
Câu 36:
Câu 37:
Bảo toàn e: 2nM = 2.0,2 + 4.0,05 => nM = 0,3 mol => M = 24 ( Mg)
Câu 38:
Y hoà tan MgO => Y có H+; nH2SO4M =nMgO = 0,02 mol
Câu 39:
nNO = 0,04 mol;
MX = 36 => nCO = nCO2 = 0,03 mol
CO + O → CO2
2HNO3 + O2- →H2O + 2NO3-
4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2 H2O
Câu 40:
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM