Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Câu 1: Cho các dung dịch AlCl3, NaAlO2, FeCl3 và các chất khí : NH3, CO2, HCl. Khi cho các dung dịch và các chất khí phản ứng với nhau từng đôi một thì số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 2: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b moi HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
A. a = b. B. 0 < b < a. C. b > a. D. a = 2b.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.
B, Bột nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường,
C. Vật làm bằng nhôm có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.
D. Người ta có thể dùng thùng bàng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
Câu 4: Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là:
A. 0,0325. B 0,0650. C. 0,0130. D. 0,0800.
Câu 5: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a moi NaAlO2. Đồ thị nào sau đầy biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa tạo thành và số mol HCl thêm vào dung dịch ?
Câu 6: Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là:
A. Li. B. Na. C K. D. Rb.
Câu 7: Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 12,78. B. 14,58 C. 25,58. D. 17,58.
Câu 8: Trộn 27,84 gam Fe2O3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
A. 51,43%, B. 51,72%. C. 75,00%. D. 68,50%.
Hướng dẫn giải và Đáp án
1-C
|
2-A
|
3-C
|
4-A
|
5-A
|
6-C
|
7-B
|
8-B
|
Câu 4:
Gọi nồng độ mol của Al2(SO4)3 và KOH lần lượt là a và b
Trường hợp 1: 150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, KOH hết, Al2(SO4)3 dư
nOH-= 3nAl(OH)3 = 6nAl2O3
Trường hợp 2. 600ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, Al2(SO4)3 phản ứng hết tạo kết tủa, kết tủa này tan một phần trong KOH dư
nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3
Hay: 8.0,2a – 2.2.10-3 0,048
a = 0,0325 M
Câu 6:
Công thức của phèn chua hoặc phèn nhôm có dạng: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Tính ra nAl2(SO4)2 = 0,008 mol
Mphèn = 948
Suy ra M là Kali
Câu 7:
Thêm 11,63 gam nhôm vào dung dịch HNO3 thấy khối lượng dung dịch tăng 1,62 gam
Suy ra phản ứng tạo muối NH4NO3
Các muối trong dung dịch gồm Al(NO3)3 ( 0,06 mol); NH4NO3 (0,0225 mol)
m = 14,58 gam
Câu 8:
Fe và Al phản ứng với H2SO4 sinh ra khí
Tính ra x = 0,09 mol
Hiệu suất phản ứng: