Bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) (phần 2)

Câu 11. Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha
B. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam
C. Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại
D. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam

Câu 12. Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm … … … làm căn cứ, rồi tấn công ra … … … nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A. Lăng Cô … Huế         B. Đà Nẵng … Huế
C. Đà Nẵng … Hà Nội         D. Huế … Hà Nội
Câu 13. Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?
A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng
B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn
C. Gia Định không có quân triều đình đóng
D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia
Câu 14. Tại sao khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, quân Pháp lại phải dung thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?
A. Vì trong thành không có lương thực
B. Vì trong thành không có vũ khí
C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt
D. Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng
Câu 15. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?
A. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”
B. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”
C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”
D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”
Câu 16. Khi được điều từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã gấp rút huy động hàng vạn quân và dân binh để làm gì?
A. Sản xuất vũ khí
B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa
C. Ngày đêm luyện tập quân sự
D. Tổ chức tấn công quân Pháp ở Gia Định
Câu 17. Vì sao năm 1861, Gia Định lại bị thất thủ mộ lần nữa?
A. Quân ta không chủ trương giữ thành Gia Định
B. Quân Pháp quá mạnh
C. Quân ta đã chọn cách phòng thủ, không chủ động tiến công khi có cơ hội
D. Lực lượng quân ta ở Gia Định quá yếu, thiếu vũ khí chiến đấu
Câu 18. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối
B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn
C. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng
D. Triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp
Câu 19. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là
A. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
B. Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp
C. Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán
D. Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Câu 20. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?
A. Nguyễn Tri Phương         B. Nguyễn Trung Trực
C. Phạm Văn Nghị         D. Trương Định
Đáp án
Câu
11
12
13
14
15
Đáp án
C
B
C
D
A
Câu
16
17
18
19
20
Đáp án
B
C
A
A
D
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM